Kết quả tìm kiếm cho "đứng đầu ĐBSCL"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2669
Chiều 14/1, Hội đồng Trường và Ban Giám hiệu Trường Đại học Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long) đã đến chúc Tết Huyện ủy, UBND huyện Tri Tôn. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm tiếp đoàn.
Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao) tại huyện Thoại Sơn đã và đang triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Xác định nông nghiệp giữ vai trò nền tảng, huyện Châu Phú tập trung chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, từng bước hình thành vùng sản xuất theo các chuỗi giá trị sản phẩm lương thực, nông sản chủ lực của huyện, hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất.
An Giang có giống lúa độc đáo, nước càng ngập năng suất càng cao, nước tới đâu lúa vươn tới đó. Đó là cây lúa mùa nước nổi, giống lúa ngon, được trồng kiểu “thuận thiên”, suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.
Du lịch (DL) Chợ Mới thời gian gần đây được xem là nơi trải nghiệm thú vị thu hút đông đảo du khách. Điểm DL sinh thái Cồn Én nằm bên triền sông Tiền bình yên, thơ mộng với bãi tắm nhân tạo ven sông; nổi bật với thế giới gỗ trầm thủy và nhiều địa điểm “check-in” tuyệt đẹp - là điểm đến hấp dẫn, đặc sắc, xuất hiện trên bản đồ DL An Giang gây ấn tượng với du khách gần xa.
Tối 9/1, tại Phố đi bộ Hai Bà Trưng, phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Siêu thị Tứ Sơn tổ chức Phiên chợ OCOP An Giang - Chào Xuân mới 2025.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn huyền bí, An Giang còn còn sở hữu nhiều di tích lịch sử cách mạng hào hùng, di tích văn hóa với nhiều kiến trúc độc đáo, những điểm đến “check-in” ấn tượng. Đặc biệt, An Giang còn có nhiều điểm du lịch (DL) tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Với sự tham gia của nông dân, ngành nông nghiệp huyện Châu Phú đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Địa phương đang tiếp tục nhân rộng các mô hình, vận động thêm nhiều nông dân tham gia đề án.
Sáng 7/1, tại Cụm công nghiệp Vàm Cống (xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (IDI) đã khởi công, xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ.
Đến cuối năm 2024, trên địa bàn huyện Châu Phú phát triển được 618,85ha diện tích sản xuất tập trung. Năm 2025, địa phương tiếp tục mở rộng thêm 50ha tại các vùng sản xuất tập trung, hướng đến mục tiêu gia tăng sự đồng nhất về chất lượng nông sản, đáp ứng điều kiện về quy mô theo yêu cầu của thị trường.
Tỉnh xác định phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân. Từ đó, An Giang đã tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất và đời sống, đạt nhiều kết quả.
Năm 2024, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ vốn để nông dân phát triển, mở rộng sản xuất. Trong đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã phát huy vai trò tích cực, tạo điều kiện để nông dân toàn tỉnh có điều kiện làm ăn, vươn lên khá giàu.